Trường Mầm non Mỹ Tú

 

Thư viện ảnh
Ngày đăng: 04/03/2023
Trường Mầm non Mỹ Tú tổ chức dạy chuyên đề Tăng Cường Tiếng Việt (Khối mầm-nhà trẻ) và Chuyên đề hướng dẫn kỹ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi (Khối lá)
Lượt xem: 38

Ngày 03/3/2023 trường Mầm non Mỹ Tú tổ chức dạy chuyên đề cho giáo viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm

Nhà trẻ

Chuyên đề "Tăng cường tiếng việt cho trẻ em người dân tộc" cô Nguyễn Thị Ngọc Giàu (Nhóm nhà trẻ) chọn lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: vănhọc, với hoạt động học: Thơ Ong và Bướm
Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
Chuyên đề "Hướng dẫn kỹ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi" do Cô Nguyễn Huyền Trang (lớp lá 2) chọn lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Tạo hình, với hoạt động học: Làm bó hoa tặng mẹ nhân ngày 8/3

Dạy trẻ tính ngăn nắp là một tiến trình tốn một khoảng thời gian nhất định.  Nhưng một khi trẻ đã học được tính ngăn nắp thì mọi việc sau này của trẻ sẽ nhịp nhàng và có tổ chức hơn.
Đa phần những thói quen của trẻ nhỏ đều được hình thành dưới sự giám sát, khuyến khích của cô giáo, bố mẹ và thói quen gọn gàng, ngăn nắp cũng không ngoại lệ. Lứa tuổi mầm non là khoảng thời gian trẻ bắt đầu phát triển về nhận thức, để ý các hoạt động diễn ra xung quanh mình và bắt đầu học theo. Cô giáo và ba mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn các bé sắp xếp đồ đạc khi dùng xong. Ở độ tuổi này, ba mẹ cũng không nên ép buộc bé vì các bé chưa nhận thức rõ ràng được đúng sai.Vì vậy, chúng ta cần dạy dỗ và uốn nắn từ từ để trẻ học được những tính tốt. Ba mẹ có thể áp dụng các nguyên tắc sau đây trong cách dạy bé tính ngăn nắp khi lấy và cất đồ chơi:

1. Đặt ra những quy định chung cho cả gia đình

2. Bố trí vật dụng ở nơi hợp lý, dễ lấy và dễ cất phù hợp với trẻ.

3. Kiên nhẫn với trẻ.

4. Khuyến khích và động viên trẻ khi trẻ làm đúng
Ngăn nắp là một đức tính tốt, giúp trẻ chủ động trong cuộc sống và có trách nhiệm với bản thân. Dạy con tính ngăn nắp càng sớm, chúng ta càng yên tâm khi trưởng thành trẻ sẽ có nếp sống gọn gàng, kỷ luật và biết sắp xếp mọi chuyện chu toàn.

Nhận xét sản phẩm của trẻ

Giáo viên và trẻ lớp lá 2